Hô xương ổ răng là một trong những nguyên nhân khiến hàm răng trên bị đẩy về phía trước. Gây mất thẩm mỹ khuôn mặt và ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Nha Khoa Thu Trang tìm hiểu hô xương ổ răng và cách điều trị hô xương ổ răng nhé
Những điều cần biết về hô xương ổ răng
Hô xương ổ răng là gì?
Hô xương ổ răng là trường hợp hàm trên phát triển quá mức, kéo theo đó là tình trạng hàm trên bị đẩy ra phía ngoài nhiều hơn so với hàm dưới. Điều này dẫn đến tình trạng khớp cắn giữa hai hàm bị lệch, gây ra tình trạng hô răng thường gặp.

Hô xương ổ răng còn được gọi là hô xương hàm. Thông thường, những người bị hô xương ổ răng thường gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống, bao gồm cả về sự tự ti vì khuyết điểm trên gương mặt lẫn sự khó khăn trong việc ăn nhai, phát âm.
Nguyên nhân gây hô xương ổ răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hô xương ổ răng. Trong đó có một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến như sau
Hô xương ổ răng do di truyền
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hô xương ổ răng chính là về di truyền. Nhiều trường hợp ông bà, cha mẹ gặp phải tình trạng hô xương ổ răng có thể dẫn đến việc con cháu “thừa hưởng” những đặc điểm sai lệch khớp cắn tương tự với người thân của mình.
Hô xương do thói quen xấu
Nhiều thói quen xấu tác động đến răng lâu dần cũng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng hô xương ổ răng. Một số thói quen xấu cần phải bỏ để tránh hô xương ổ răng như:
- Đẩy lưỡi: Thói quen đẩy lưỡi thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng răng và hàm sẽ bị đẩy ra ngoài theo thời gian.
- Chống cằm: Tưởng chừng như vô hại, nhưng chống cằm thường xuyên cũng dễ dàng khiến xương hàm mặt bị lệch, hàm dưới bị đẩy vào khiến hàm trên nhô ra, gây hô xương ổ răng.
- Mút tay, ngậm ti giả: Ở trẻ em, các thói quen như mút tay, ngậm ti giả cũng vô tình khiến răng hàm trên bị đẩy ra ngoài so với hàm dưới. Đặc biệt, ở trẻ em xương hàm chưa ổn định, việc tác động trực tiếp lên răng sẽ khiến dễ xảy ra tình trạng sai lệch khớp cắn hơn so với người lớn.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Yếu tố dinh dưỡng cũng là một phần gây ra tình trạng hô xương ổ răng. Lý do là vì chế độ dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và hàm.
Nếu ăn uống không khoa học, không bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất quan trọng như canxi, vitamin,… sẽ có nguy cơ xương hàm không được phát triển toàn diện và cân đối, từ đó răng cũng sẽ mọc sai lệch.
Hô xương ổ răng gây ra những hậu quả gì?
Sai lệch khớp cắn, cản trợ khả năng ăn nhai
Hô xương ổ răng là biểu hiện của hàm trên phát triển quá mức so với hàm dưới. Điều này sẽ khiến cho sự tương quan giữa hai hàm răng sai lệch, không sát khít với nhau. Và khi khớp cắn không còn đạt chuẩn, khả năng ăn nhai sẽ bị suy giảm đáng kể. Lý do là vì hai hàm không khớp với nhau sẽ khiến răng không thể đảm nhiệm tốt chức ăn cắn xé thức ăn của mình.
Bệnh nhân bị hô xương ổ răng sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Điển hình là không thể nhai kỹ lưỡng các vật phẩm quá dai hoặc quá cứng. Tình trạng này khiến cơ thể sẽ không bổ sung được đầy đủ các thực phẩm dinh dưỡng, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như đau dạ dày, suy nhược cơ thể,…
Gây mất thẩm mỹ
Khi bị hô xương ổ răng, xương hàm sẽ gồ lên quá mức và khiến cho tổng thể gương mặt trở nên mất cân đối. Một số trường hợp khi cười nhiều sẽ hở toàn bộ phần lợi, khiến cho yếu tố thẩm mỹ trở nên kém đi.
Đây là tác hại rõ ràng nhất khi bị hô xương ổ răng. Khiến cho bệnh nhân tự ti khi giao tiếp và gặp gỡ người khác.
Dễ khiến răng bị chấn thương
Hàm hô ra ngoài gia tăng nguy cơ gặp phải va đập, chấn thương ngoại lực. Khi gặp sự cố bất ngờ, răng hô cũng sẽ dễ bị tác động và ảnh hưởng nhiều hơn so với răng tiêu chuẩn.
Ngoài ra, khi cắn thức ăn, răng ở hàm dưới sẽ chạm vào phần mô nướu ở hàm trên, có nguy cơ gây ra tình trạng chảy máu, viêm loét. Thậm chí, nếu lực cắn mạnh có thể khiến răng cửa ở hàm trên gãy, nứt.
Cách điều trị hô xương ổ răng như thế nào?
Là một trong những trường hợp sai lệch khớp cắn, hô xương hàm cũng có nhiều phương pháp điều trị. Dưới đây là một số cách điều trị hô xương ổ răng phổ biến.
Dán sứ
Dán sứ veneer là phương pháp điều trị răng hô dành cho những trường hợp hô nhẹ. Với phương pháp dán sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhẹ phần men răng của bạn để dán miếng sứ lên trên, đảm bảo sự đồng đều của răng.
Phương pháp dán sứ chỉ hiệu quả đối với những người bị hô nhẹ, răng không có độ lệch cao. Phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân cải thiện vẻ ngoài, bỏ đi sự tự ti vì mặc cảm răng hô. Dù tiện lợi, nhưng phương pháp này có tuổi thọ điều trị không quá dài và kén đối tượng sử dụng.
Bọc răng sứ
Tương tự với phương pháp dán sứ, bọc sứ cũng là phương pháp để phục hình các trường hợp hô răng ở mức độ nhẹ, độ lệch lạc của răng không quá cao.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ mài lớp men răng bên ngoài theo tỷ lệ thích hợp. Sao cho răng giảm kích thước và có độ tương đồng với xương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ bọc lớp sứ có màu sắc, kích thước và hình dáng phù hợp bên ngoài.
Bọc răng sứ sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt tình trạng hô nhẹ do răng gây ra hiệu quả. Với tính thẩm mỹ cao và chất liệu sứ an toàn trong nha khoa, răng bọc sứ sẽ giúp bạn cải thiện một nụ cười tự tin. Đặc biệt, phương pháp bọc sứ cũng giúp cho răng trở nên chắc khỏe, cải thiện được chức năng ăn nhai của răng.
Niềng răng
Niềng răng là phương pháp phổ biến nhất để điều trị răng hô, khớp hàm sai vị trí. Đây là phương pháp cân chỉnh răng, đẩy răng hô về vị trí phù hợp mà không đụng chạm vào cấu trúc răng.

Với phương pháp niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn khí cụ niềng cố định trên răng. Dùng lực đẩy của khí cụ niềng để đưa răng và khớp hàm về đúng vị trí tiêu chuẩn. Hiện nay, niềng răng được chia thành nhiều loại, trong đó phổ biến phải kể đến niềng răng trong suốt và niềng răng có mắc cài.
Phẫu thuật
Phẫu thuật hàm hô là phương pháp dành cho những trường hợp hàm hô nặng nề. Với phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ trực tiếp can thiệp vào cấu trúc xương hàm để nắn chỉnh xương sao cho khớp cắn cân đối, gương mặt hài hòa.
Phẫu thuật răng hô được đánh giá cao bởi hiệu quả điều trị dứt điểm các tình trạng hô răng, hô hàm.