Tư vấn miễn phí (24/7) 1900.636.099

Hiện nay, có nhiều trẻ có thói quen thở bằng miệng do 1 vài cản trở khi hô hấp qua mũi như mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, trẻ bị lệch vách ngăn mũi, ngắn môi trên…. Đây là thói quen ít được các bậc phụ huynh để ý vì nó không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bé.

Nhưng thực tế, theo bác sĩ Veronique Benhamou, giám đốc nha chu học tại Đại học McGill (Montreal, Canada) thói quen thở bằng miệng có nhiều tác hại. Vậy nó có những tác hại xấu nào hãy cùng nha khoa Thu Trang đi tìm hiểu qua bài viết này nhé:

Tác hại của thói quen trẻ thở bằng miệng

THÓI QUEN TRẺ THỞ BẰNG MIỆNG
THÓI QUEN TRẺ THỞ BẰNG MIỆNG

1. Những ảnh hưởng do thói quen trẻ thở bằng miệng

Xương hàm mặt bị ảnh hưởng

– Hoạt động thở quyết định vị trí của xương hàm, lưỡi và đầu do đó khi thay đổi cách thở sẽ khiến xương hàm và răng bị biến đổi dẫn tới việc nhai hay cắn gặp khó khăn.

– Để không khí dễ lưu thông, lưỡi sẽ bị hạ thấp (thay vì đặt ở vòm miệng), vị trí lưỡi cũng bị đẩy lên phía trước để hít được nhiều không khí hơn, điều này sẽ gây ra các khó khăn khi nuốt thức ăn.

– Hệ thống răng mặt cũng thay đổi do khi thở bằng miệng, chúng ta vận động những cơ khác liên qua đến xương và mặt. Vì thế, khuôn mặt sẽ có xu hướng bị biến dạng như môi trên bị kéo lên cao và hàm dưới giữ ở tư thế mở.

– Xương mặt thay đổi khiến khuôn mặt dài ra, mặt hẹp lại, tăng mặt phẳng hàm dưới, chiếc cằm cũng nhỏ đi khiến các răng cửa không chạm nhau.

– Xương hàm trên bị thu hẹp lại một hoặc hai bên, cắn chéo ở vùng răng hàm khi nhai. Lợi dễ bị viêm do vi khuẩn xâm nhập, hơi thở hôi, cười hở lợi mất thẩm mỹ.

Phổi bị ảnh hưởng

Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, sức khoẻ răng miệng mà thói quen này còn không tốt cho phổi vì không có thời gian hấp thụ oxy, dẫn đến ngực và cột sống bị biến dạng. Chính vì thế, Ba Mẹ cần quan sát bé thật kỹ để đưa bé đến phòng khám nhằm thay đổi ngay thói quen này của bé.

Những ảnh hưởng do thói quen trẻ thở bằng miệng
Những ảnh hưởng do thói quen trẻ thở bằng miệng

2. Những dấu hiệu bé đang có thói quen thở bằng miệng

  • 2 môi cách xa nhau, miệng ở tư thế mở
  • Các răng cửa dưới cụp vào trong
  • Thở sâu nhưng không thấy cánh mũi di động
  • Viêm lợi
  • Nói giọng mũi

Có thể thấy việc thở bằng miệng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng của trẻ. Chính vì vậy các bác sĩ khuyên ba mẹ hãy đưa bé đi thăm khám tư vấn để giúp các con có một sức khỏe răng miệng tốt nhất. Chỉnh nha là một trong những biện pháp tối ưu cho các bé bị ảnh hưởng do việc thở bằng miệng gây ra.

Đến với nha khoa Thu Trang, bé sẽ được các bác sĩ chuyên ngành Chỉnh nha thăm khám và chụp phim kĩ lưỡng để có kết quả chính xác nhất. Đồng thời, Thu Trang còn có các khí cụ giúp bé điều chỉnh sớm những thói quen này để có hàm răng thẳng đều khi trưởng thành.

Bên cạnh đó, tại Thu Trang, Bác sĩ chỉnh nha luôn khuyến khích bố mẹ đưa trẻ đi khám về chỉnh hình răng mặt từ lúc trẻ bắt đầu thay răng vĩnh viễn (khoảng 6-7 tuổi). Với những kiến thức và kinh nghiệm điều trị trẻ em tăng trưởng, Bác sĩ sẽ giúp trẻ chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời những vấn đề do thở miệng gây ra.

Xem thêm : https://www.youtube.com/watch?v=ynheCDOKWrM&t=2s

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *