Răng mọc lệch là một trong các bệnh lý thường gặp liên quan đến răng miệng. Điều này gây ảnh hưởng đến chức năng răng và tính thẩm mỹ của gương mặt. Một vài kiểu mọc lệch dễ gặp của răng trên lâm sàng như: răng cửa mọc lệch, răng hàm dưới mọc lệch, răng mọc lệch hàm trên,… Để hiểu hơn về vấn đề này cùng Nha Khoa Thu Trang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Các kiểu răng mọc lệch thường gặp
1. Răng cửa mọc lệch
Răng cửa mọc lệch là trạng thái hai răng cửa bị vênh so với cung răng và so với các răng bên cạch. Răng cửa là phần dễ nhận thấy nhất trong hàm răng nên khi bị mọc lệch sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ nụ cười cũng như khuôn mặt. Răng cửa mọc lệch có thể là một răng hoặc nhiều răng.
Các kiểu răng cửa mọc lệch hay gặp:
– Răng cửa mọc lệch hình chữ V: hai răng cửa mọc lệch ra so với các răng khác, cạch phía trong tiếp xúc giữa 2 răng tạo thành một góc nhọn hình chữ V.
– Răng cửa mọc lệch nghiêng: là răng mọc lệch ở tư thế nghiêng có thể là cùng bên hoặc ngược bên nhau.

– Răng cửa mọc lộn xộn, không đều: Có thể là 1 răng cửa chính bị mọc lệch chìa ra ngoài hoặc lệch cụp vào trong. Hoặc cả 2 răng cửa bên mọc lệch vào trong, hoặc một răng mọc chìa ra với một răng mọc lệch vào trong.
Nguyên nhân dẫn đến răng cửa mọc lệch:
– Do bẩm sinh vị trí của các răng được sắp xếp không đúng vị trí dẫn đến mọc lệch.
– Răng cửa bị chèn ép, xô đẩy bởi các răng khác nên bị lệch vị trí ra khỏi cung răng.
– Do các bệnh lý như: mất răng sớm,..
– Do một số thói quen xấu: như mút tay, ngậm ti giả,..
Trong trường hợp nếu răng mọc lệch không quá nghiêm trọng chúng ta có thể áp dụng phương pháp niềng răng hoặc bọc răng sứ để khắc phục tình trạng này.
2. Răng hàm mọc lệch vào trong
Đây là tình trạng răng hàm dưới mọc không theo phương thẳng đứng sát khít với các răng hàm trên mà mọc lùi vào phía trong. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: do bẩm sinh, do một số thói quen xấu hoặc do mất răng.
3. Răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch có thể cả hàm trên và hàm dưới nhưng thông thường chúng ta hay gặp tình trạng răng khôn mọc lệch hàm dưới.

Các dạng mọc lệch chủ yếu của răng khôn:
– Răng mọc lệch gần: thân răng hướng và răng số 7. Trường hợp này, thức ăn dễ bị kẹt giữa 2 răng gây sâu răng. Có khi sâu răng lan sang răng số 7, đồng thời cũng gây xô lệch hàm răng.
– Răng khôn mọc lệch xa: ngược lại với tình trạng mọc lệch gần, thân răng hướng ra xa còn chân răng số 8 lại đẩy vào chân răng số 7 gây nên tình trạng đau buốt chân răng, lâu dài có thể dẫn tới yếu rồi tiêu chân răng số 7.
– Răng khôn mọc lệch má:đầu răng hướng ra vùng má nên khi ăn dễ cắn vào má gây tổn thương, nhiệt vùng má bị lặp lại nhiều lần.
– Răng khôn mọc lệch 90 độ: là tình trạng răng khôn mọc nằm ngang. Đây là trường hợp phổ biến trong các loại mọc lệch của răng khôn, không chỉ tác động đến răng số 7 gây tiêu xương, viêm nhiễm hay nang chân răng mà còn có thể gây xô lệch cả hàm..
NHA KHOA THU TRANG
Địa chỉ:
Cơ sở 1: Trường Yên – Chương Mỹ – Hà Nội
Cơ sở 2: Thạch Thán – Quốc Oai – Hà Nội
Email: nhakhoathutrang080808@gmail.com
Hotline: 1900 9448 – 0972 753 591
Kết nối với fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoathutrang123