Thực tế niềng răng là một phương pháp để điều chỉnh vị trí của răng, bao gồm cả việc giữ lại răng khểnh, đưa chúng về vị trí đúng. Với sự phát triển của ngành chỉnh nha, có nhiều phương pháp niềng răng khểnh mà không cần loại bỏ chúng . Vì vậy, niềng răng có thể giúp giữ lại và điều chỉnh răng khểnh, nhưng quyết định cuối cùng nên dựa trên tư vấn của bác sĩ và tình trạng cụ thể của răng của bạn.
Niềng răng giữ lại răng khểnh được không?
Thế nào là răng khểnh?
Răng khểnh thực chất là một chiếc răng nanh số 3 mọc lệch hơi chếch ra ngoài. Đối với mỗi người, hình dáng và kích thước của loại răng này sẽ có sự khác nhau.
Bên cạnh đó, ở mỗi quốc gia cũng có quan điểm riêng về tính thẩm mỹ và ý nghĩa của răng khểnh. Tại các nước phương Tây, họ thường coi chiếc răng này là biểu hiện của tà ma. Chúng thường không mang lại may mắn cho người sở hữu và cả người thân của họ. Trong khi đó, các nước phương Đông lại đánh giá cao vẻ đẹp của răng khểnh. Họ xem đó là nét duyên ngầm chỉ những người may mắn mới có được.
Xét về chuyên môn, răng khểnh đều “không được lòng” các bác sĩ nha khoa. Chúng được xem là hiện tượng răng nanh mọc lệch bất thường, không hỗ trợ gì cho việc nhai. Thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh răng miệng do thức ăn dắt vào nhiều.
Niềng răng giữ lại răng khểnh được không?
Răng khểnh mang đến nét duyên dáng, cuốn hút cho bất cứ ai sở hữu. Do đó, nhiều người vẫn có muốn niềng răng giữ lại răng khểnh khi phục hình lại hàm răng. Với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật nha khoa như ngày nay thì điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. Do vậy, đáp án cho câu hỏi niềng răng có giữ được răng khểnh không là có.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện được kỹ thuật niềng răng giữ răng khểnh. Bởi điều này còn phụ thuộc vào 2 yếu tố là tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Sau khi thăm khám, nếu bác sĩ thấy răng khểnh ảnh hưởng đến một trong hai yếu tố trên thì vấn đề này sẽ được trao đổi lại với bạn nhằm đưa ra phương án tối ưu nhất.
Trên thực tế, về lâu dài, răng khểnh sẽ ảnh hưởng xấu đến việc ăn nhai, vệ sinh răng miệng. Thậm chí, chúng có thể khiến bạn mắc các bệnh như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng… Từ đó, cản trở hoạt động ăn nhai cũng như giao tiếp hằng ngày của bạn. Lúc này, việc niềng răng hay can thiệp các biện pháp nha khoa sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Đó chính là lý do tại sao các bác sĩ nha khoa thường khuyến cáo bạn nên thực hiện niềng toàn bộ hàm răng, thay vì chừa lại chiếc răng khểnh. Do đó, người bệnh nên cân nhắc kỹ càng trước khi niềng răng giữ lại răng khểnh. Bởi trong bất cứ trường hợp nào, sức khỏe răng miệng cùng cần được ưu tiên hàng đầu.
Những phương pháp niềng răng giữ lại răng khểnh
Như đã đề cập ở trên, câu trả lời cho việc niềng răng giữ lại răng khểnh được không là có. Theo đó, bạn đọc có thể tham khảo các phương pháp niềng răng để lại răng khểnh phổ biến dưới đây:
- Niềng răng mắc cài kim loại: Đây là phương pháp niềng răng giữ răng khểnh truyền thống. Niềng răng mắc cài kim loại có ưu điểm giá thành rẻ, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm hơi cộm và khiến bạn thiếu tự tin khi mới gắn mắc cài.
- Niềng răng mặt trong: Kỹ thuật này sẽ gắn mắc cài vào mặt trong răng của bạn. Niềng răng mặt trong đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ nhưng lại gây vướng víu, chật chội. Đồng thời nó cũng khiến người niềng gặp khó khăn khi vệ sinh răng miệng.
- Niềng răng mắc cài sứ/pha lê: Đây là dạng mắc cài trong suốt, có màu giống màu răng tự nhiên. Do vậy, chúng có thể giữ được tính thẩm mỹ tối đa cho người niềng. Ngoài ra, niềng răng mắc cài sứ còn đảm bảo lực tác động lên răng để kéo răng khểnh về vị trí mong muốn.
- Niềng răng không mắc cài: Đây là phương pháp nha khoa được rất nhiều người ưa chuộng. Sau khi thăm khám và lấy dấu răng, bác sĩ sẽ đeo cho bệnh nhân một khay niềng có chất liệu nhựa trong suốt. Nó sẽ có cấu tạo giống với khuôn hàm răng của bạn. Khi đeo, dụng cụ này sẽ ôm sát vào mặt răng nên đảm bảo được tính thẩm mỹ. Hơn nữa, nó cũng rất thuận tiện cho việc vệ sinh, ăn uống hằng ngày.
Niềng răng giữ lại răng khểnh là phương pháp nha khoa có thể thực hiện được. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải một vài bệnh lý răng miệng sau này. Lý do là bởi răng khểnh sẽ tạo nên các kẽ răng dễ bị dắt thức ăn vào. Từ đó tạo thành những mảng bám gây hỏng răng, hôi miệng… Vì vậy, bạn độc nên tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận trước khi quyết định có nên niềng răng khểnh hay không.