Tư vấn miễn phí (24/7) 1900.636.099

Siết răng khi niềng là gì?

Siết răng là quá trình điều chỉnh áp lực trên bộ niềng răng mắc cài nhằm đảm bảo lực tác động phù hợp để răng di chuyển ổn định. Việc siết răng thường cần được thực hiện theo kế hoạch đã đề xuất bởi bác sĩ nha khoa để đạt kết quả tối ưu.

  • Đối với mắc cài thường: Thực hiện siết sau 3-6 tuần/lần.
  • Đối với mắc cài tự đóng: Thực hiện siết răng sau 4-8 tuần/lần.

Vì sao cần siết răng khi niềng răng?

Quá trình siết răng khi niềng răng có mục đích chính là tạo ra áp lực cần thiết để dịch chuyển răng và hàm vào vị trí mới, đạt được kết quả điều chỉnh mong muốn. Dưới đây là một số mục đích chính vì sao cần siết răng khi niềng răng:

  • Điều chỉnh lực di chuyển răng: Khi niềng, dây cung và mắc cài ngày càng trở nên lỏng lẻo. Do đó, bác sĩ nha khoa cần tiến hành siết để dây cung chắc chắn và điều chỉnh lực cho phù hợp với từng giai đoạn niềng răng.
  • Kích thích tái tạo xương và mô: Áp lực từ quá trình siết răng có thể kích thích sự tái tạo xương xung quanh răng, giúp xây dựng lại cấu trúc hàm và hỗ trợ việc di chuyển răng vào vị trí mới.
  • Đảm bảo tiến độ các răng di chuyển: Việc siết răng theo kế hoạch giúp bác sĩ đảm bảo răng di chuyển theo đúng kế hoạch.

Quy trình siết răng khi niềng

Trung bình, một ca niềng răng thường kéo dài trong vòng 1-3 năm tùy thuộc vào mức độ sai lệch khớp cắn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải siết răng nhiều lần. Kỹ thuật siết răng khá phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. Chính vì vậy, cả bác sĩ và bệnh nhân đều phải tuân thủ theo đúng quy trình cụ thể như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ kiểm tra và thực hiện tháo các dây thun giữa các mắc cài.
  • Bước 2: Loại bỏ dây cung chính, kiểm tra tình trạng răng và tiến hành siết răng
  • Bước 3: Gắn lại dây cung và đánh giá có cần thiết gắn thêm dây thun không.

Bên cạch việc siết răng, bác sĩ cũng chỉ định thực hiện một số thủ thuật nha khoa khác, điển hình như nhổ răng, nâng khớp cắn, nong hàm, đeo thun liên hàm hoặc chun chuỗi niềng răng,..

Siết răng khi niềng có gây đau nhức không?

Siết răng có gây đau nhức nhẹ trong 2-5 ngày đầu và thuyên giảm nhanh chóng. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng về điều này.

Đá lạnh - Gây ê buốt răng miệng
Chườm lạnh

Trong trường hợp sợ đau, bạn cũng có thể áp dụng một số cách giảm đau sau:

  • Chườm lạnh: Sử dụng đá lạnh hoặc túi đá đóng gói áp vào vị trí đau nhức. Khi này, mạch máu sẽ bị co lại và làm giảm cảm giác đau nhức.
  • Chườm nóng: Sử dụng khăn ấm hoặc túi chứa nước nóng để áp dụng nhiệt độ ấm lên vùng má. Nhiệt độ ám có thể giúp làm giãn cơ và giảm cảm giác căng trước và sau quá trình siết răng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn cao nên sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
  • Massage nước: Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng có thể thực hiện massage nướu hàng ngày giúp các mô xung quanh răng thích ứng nhanh với lực siết, từ đó giảm cơn đau nhanh chóng.

Bài viết trên, Nha Khoa Thu Trang đã cập nhật chi tiết thông tin về kỹ thuật siể răng khi niềng. Để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt nhất thì bệnh nhân cần chú ý lịch tái khám để bác sĩ thăm khám và điều chỉnh lực siết hàm. Ngoài ra bạn cũng cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín để hạn chế rủi ro xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *